ROTO DÂY QUẤN VÀ ROTO LỒNG SÓC

ROTO DÂY QUẤN VÀ ROTO LỒNG SÓC

Đăng bởi: Admin 0 Bình luận

Roto dây quấn và roto lồng sóc

1.Cấu tạo của Rotor dây quấn

a) Lõi thép: gồm các lá thép kỹ thuật điện giống stato, các lá thép này lấy từ phần ruột bên trong khi dập lá thép stato. Mặt ngoài có xẻ rãnh đặt dây quấn rôto .ở giữa có lỗ để gắn với trục máy. Trục máy được gắn với lõi thép rôto và làm bằng thép tốt.

b) Dây quấn: được đặt trong lõi thép rôto, và phân làm 2 loại chính: loại rôto kiểu lồng sóc và loại rôto kiểu dây quấn.

+ Loại rôto dây quấn: có dây quấn giống như dây quấn stato. Trong máy điện công suất trung bình trở lên, dây quấn rôto thường là kiểu dây quấn sóng hai lớp vì bớt được dây đầu nối, kết cấu dây quấn trên rôto chặt chẽ. Trong máy điện cỡ nhỏ, thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp.

Dây quấn ba pha của rôto thường đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm bằng đồng gắn ở một đầu trục, cách điện với nhau và với trục. Thông qua chổi than và vành trượt, có thể nối dây quấn rôto với điện trở phụ bên ngoài để cải thiện tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy. Khi làm việc bình thường, dây quấn rôto được nối ngắn mạch. cách nối dây rôto dây quấn với điện trở bên ngoài và ký hiệu của nó trong các sơ đồ điện.

2.Điều chỉnh tốc độ của động cơ roto dây cuốn:

Các phương pháp điều chỉnh chủ yếu:

1. Trên stato: thay đổi điện áp đưa vào dây quấn stato, thay đổi số đôi cực của dây quấn stato hay thay đổi tần số nguồn cung cấp.
2. Trên rôto: thay đổi điện trở hoặc nối tiếp trên mạch rôto một hay nhiều máy điện (gọi là nối cấp).

. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi số đôi cực
Động cơ điện KĐB khi làm việc bình thường có hệ số trượt s nhỏ nên n ≈ n1 = 60f1/p.
Khi tần số f1 = const, thay đổi p sẽ thay đổi được tốc độ n (tốc độ tỷ lệ nghịch với số đôi cực p).
Dây quấn stato có thể nối thành bao nhiêu số đôi cực khác nhau thì tốc độ có bấy nhiêu cấp.
Như vậy tốc độ chỉ có thể thay đổi từng cấp, không bằng phẳng.
.Có nhiều cách thay đổi số đôi cực của dây quấn stato:
-Đổi cách nối để có số đôi cực khác nhau. Cách này dùng trong động cơ điện 2 cấp tốc độ.
-Trong rãnh stato đặt hai dây quấn độc lập có số đôi cực khác nhau, thường để đạt hai cấp tốc độ theo tỷ lệ 4 : 3 hay 6 : 5.
-Trên rãnh stato có hai dây quấn độc lập có số đôi cực khác nhau, mỗi dây quấn lại có thể đổi nối để có số đôi cực khác nhau (dùng trong động cơ có 3 , 4 cấp tốc độ).
*Với động cơ rôto dây quấn, dây quấn rôto có số đôi cực bằng số đôi cực của dây quấn stato, vì vậy khi đấu lại dây quấn stato để có số đôi cực khác thì dây quấn rôto cũng phải đấu lại. Điều này không tiện lợi, do đó động cơ điện loại này không dùng phương pháp thay đổi số đôi cực để điều chỉnh tốc độ.

3. sự khác biệt của roto dây quấn với roto lồng sóc không

+. Loại rôto lồng sóc: kết cấu của loại dây quấn này rất khác với dây quấn stato. Loại rôto lồng sóc công suất >100kW, trong các rãnh của lõi thép đặt các thanh đồng, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vòng đồng tạo thành lồng sóc. Ở động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rôto, tạo thành thanh nhôm, hai đầu đúc vòng ngắn mạch . Động cơ điện rôto lồng sóc gọi là động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc.

Tags: Không có tag nào trong blog.

Hotline: 0904 586 522