THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH BẠN (P1)

THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH BẠN (P1)

Đăng bởi: Admin 0 Bình luận

Chào tất cả quý vị độc giả!

Nói về thiết bị điện thì phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng tất cả cái gì cắm vào ổ cắm đều gọi là thiết bị điện. Thực ra về ngôn từ thì không có gì sai nhưng nếu xét theo mục đích và công năng đúng của nó thì chúng ta sẽ không vơ đũa cả nắm như vậy.

Nếu được phân chia thì tôi xin được gọi các thiết bị điện thành 2 loại.

1. Thiết bị sử dụng điện ( phụ tải).

   Ví dụ như: Quạt điện, nồi cơm điện, bàn là v..v..

 

2. Thiết bị truyền tải, phân phối và bảo vệ điện.

   Ví dụ như: máy biến áp, áp tô mát, cầu dao, cầu trì, đèn báo pha v..v..

Với các phụ tải sử dụng điện thì có rất nhiều và các hãng cũng quảng cáo ầm ỹ khắp các phương tiên thông tin đại chúng, có lẽ nhờ thế mà người dân biết nhiều về cái này, tôi xin phép không bàn bạc sản phẩm đó trong bài viết này.

Cái mà bà con ta mù tịt là thiết bị truyền tải, phân phối và bảo vệ kia. Chúng ta thương mua bán các sản phẩm đó dưới sự tư vấn của các nhà thầu xây dựng (mặc dù họ cũng chả giỏi gì hơn ta) hoặc mua theo tâm lý đám đông (kiểu thấy thiên hạ dùng mình cũng phải có).

Vậy thì làm thế nào và ra sao để đưa ra những lựa chọn thiết bị điện cho công trình nhà mình đang xây?

Sử dụng cầu dao, áp tô mát nào để bảo vệ điện nhà mình? Dùng vật liệu điện (dây dẫn, ồng luồn) của hãng nào? Dùng công tắc ổ cắm và bóng đèn ra sao?

Ta cùng thử tìm hiểu vây:

1. Lựa chọn áp tô mát bảo vệ.

Thời xưa, thời cha tôi và một phần thời tôi thì người ta chỉ có thiết bị đóng cắt ở các hộ gia đình hoặc một ngõ nhỏ bằng cầu dao, nó chỉ có thể có tác dụng đóng cắt điện một cách chủ động của người vận hành, muốn bảo vệ khi có sự cố ngắn mạch xảy ra thì họ phải dùng dây chì. Dây chì đứt khi có dòng ngắn mạch. Có nhà dùng quá tải, phải thay dây chì liên tục, tức khí họ thay dây chì bằng dây đồng và khi sự cố đến, thay vì đứt chỗ cần đứt, nó đứt lung tung, gây cháy nổ và hỏa hoạn.

Thời nay thì áp tô mát sẵn và rẻ nên nhà nào cũng sài áp tô mát, với nhà dân thì thường dùng MCB mà thôi (dân gian gọi là át tép). Tuy nhiên người bán, lẫn người mua đôi khi vì thiếu hiểu biết vẫn mua nhầm áp tô mát thành cầu dao vì hình dạng nó giống nhau (xem hìng 1 - cầu dao, 2- MCB át tép).

                                                                               
   Hình 1 – Cầu dao 2 cực                                                                                                       Hình 2 – MCB – át tép

 

Và thế là khi sự cố ngắn mạch xảy ra thì cầu dao không tự động cắt sự cố được, thiết bị cần được bảo vệ, ngôi nhà cần được bảo vệ lại cứ bốc hỏa hết cả.

Vậy làm sao phân biệt được hai cái này. Vâng một cái có khả năng cắt dòng ngắn mạch, thông thường thì với át tép thì nó sẽ cố số 6000 (A) hoặc 10.000 (A) hoặc lớn hơn, tuy nhiên với cái thằng cầu dao thì nó sẽ không có thông số này, nó chỉ có dòng định mức mà thôi.

Cái thời an toàn là trên hết, tính mạng con người được đề cao, thế là biết bao nhiết nhà lắt áp tô mát chống giật. Không chỉ các công trình lớn mà cả các công trình nhỏ cũng đua nhàu thiết kế và sử dụng áp tô mát chống giật. Tôi cũng rất thích mấy cái anh Bình Nước Nóng, dùng cái át chống giật bán ké vào sản phẩm là khách hàng rất là hải lòng và an tâm khi sử dụng.

Cái âu cũng là cái liễn, biết một mà chả biết 2, bởi nhiều công trình cao cấp mà chúng tôi thi công, nhằm nâng cao hình ảnh trước khách hàng, chủ đầu tư cũng khoe là sử dụng át chống giật, và lắp búa xua vào tủ điện. Thế là đến khi đóng điện thì có khi chỉ bật cái công tắc cho đèn nó sáng lên thì át chống giật cũng bị nhảy.

               

                                                                                
                                                                                        Hình 3 – ELCB – át chống giật

Hóa ra không phải cái nào cũng sài được thiết bị chống giật, vì đơn giản nó hoạt động trên nguyên lý dòng rò, nếu có một thiết bị tạo ra dòng rò hoặc phóng điện khi vận hành thì cái thằng này nó sẽ tác động ngay để bảo vệ thân chủ. Thế là các chủ đầu tư lại đua nhau tháo hoặc để thiết bị bảo vệ chống giật cho nó đẹp, cho nó oai mà thôi.

Công trình nhà bạn có muốn an toàn thì lời khuyên dành cho bạn là nên kiếm mấy cái cọc đồng đóng xuống nhà sao cho điện trở nối đất nhỏ hơn 10 Ohm, rồi kéo cái dây vàng xanh chạy nối hết vào các ổ cắm 3 trạc hoặc vỏ các thiết bị bằng thép tủ lạnh, bếp điện, lò vi sóng v..v.. là đã an toàn rồi, không nên dùng cái anh chống giật khắp nhà (trừ anh bình nóng lạnh) để rồi suốt ngày chạy ra tủ điện để bật lên vì át nhảy. (Cái này công trình Madrin – Hòa Phát cũng đang mắc phải :P).

Thương hiệu và thị trường.

Thị trường có rất nhiều thương hiệu về thiết bị bảo vệ (áp tô mát) từ Siemens đến ABB cao cấp rồi trung bình như anh LS, Hyundai, hay mấy anh trong nước Lioa, Vinakip.

Nói chung thì hàng trong nước cho dòng MCB – át tép phần lớn là xuất xứ Trung Quốc, tuy nhiên mua được hàng Trung Quốc mà chính hãng cũng là may mắn lắm rồi, chỉ sợ là treo đầu dê bán thị chó mà thôi.

Lời khuyên là các bạn nên tìm đến những cửa hàng có uy tín, có thương hiệu để được mua sản phẩm chính hãng, cho được. Một số cửa hàng lâu năm họ nói thẳng hàng này thì giá này, còn hàng này (cũng thương hiệu đó) thì giá chỉ có bằng nửa. Vậy nếu là tôi thì tôi chả tham rẻ để mang cái họa (nhất thủy nhì hỏa) và thân làm gì, cứ chính hãng em chơi. Nếu không biết chỗ nào thì cứ liên hệ web site www.vatlieudien.vn mà mua, đơn giản vì ở đấy chỉ bán hàng chính hãng để đảm bảo úy tín và thương hiệu thôi (một phút dành cho quản cáo :D).

Thời gian dông dài, tôi xin hẹn các bạn bài sau sẽ nói tiếp về các thiết bị và vật liệu điện khác, sẽ còn nhiều điều ly kỳ và thú vị khác để chia sẻ tới các bạn.

Thân.

Ninh Việt Tú.

Tags: Không có tag nào trong blog.

Hotline: 0904 586 522