HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN M&E LÀ GÌ? HỆ THỐNG CHỐNG SÉT?

HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN M&E LÀ GÌ? HỆ THỐNG CHỐNG SÉT?

Đăng bởi: Admin 0 Bình luận

Hệ thống cơ điện – M&E là gì ?

Thông thường thì trong 1 dự án chia ra làm 2 phần chính: Phần xây dựng & phần Cơ Điện ( gọi tắt là M&E, Mechanical & Electrical), phần M&E chiếm khoảng 40-60% tổng khối lượng của dự án.

he-thong-m-e-la-gi

Trong phần M&E lại được chia ra làm 4 hạng mục chính:

1. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
2. Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary,gọi tắt là P&S)
3. Phần Điện ( Electrical)
4. Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting)
Trong 4 hạng mục trên thì phần Điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E ( Tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70,80%).
Về phần Điện thì ta có thể chia làm các phần sau đây:

Điện nặng

1. Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board)
Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
2. Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
3. Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
4. Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
5. Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
6. Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
7. Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

Điện nhẹ

1. Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
2. Hệ thống điện thoại: Telephone system
3. Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system. ( CCTV)
4. Rùi còn hệ thống PA ( public address system) ….

Hệ thống tiếp đất:

Hệ thống tiếp đất là tập hợp các vật thể có khả năng dẫn điện ở bất kỳ hình dạng nào (kim loại dạng ống, thanh, dây, tấm hoặc điện cực than chì .v.v.) được bố trí tiếp xúc trực tiếp với đất và được nối lại với nhau bởi các dây kim loại, tạo với đất sự liên kết về điện có một điện trở xác định. Các dây nối dẫn điện dùng để nối mạng tiếp đất với các kết cấu kim loại và thiết bị điện cần được tiếp đất cũng là một bộ phận của hệ thống tiếp đất. Hệ thống tiếp đất có thể chia ra nhiều chức năng như : tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ .v.v.

Một số tiêu chuẩn trong thiết kế tiếp đất:

  • Spain: RBT2002: “Low Voltage Electrotechnical Regulation”. ITC-18 “Earthing systems”.
  • Great Britain: BS 7430: “Code of practice for Earthing”.
  • France: NF C 15-100: “Low Voltage Electrical Installations”.
  • Germany: DIN VDE 0100: “Earthing arrangements, protective conductors, equipotential bonding conductors”.
  • USA: UL 467: “Grounding and bonding equipment”.
  • VN: TCXDVN 46-2007: Chống sét công trình xây dựng-Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra & bảo trì hệ thống.
  • VN: QCVN 9-2010/BTTTT: Quy chuẩn Quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông

Tiếp đất bảo vệ an toàn:

  • Đảm bảo an toàn cho con người bởi điện áp chạm tối thiểu
  • Đảm bảo an toàn cho việc lắp đặt và thiết bị bởi đường dẫn điện trở thấp
  • Triệt tiêu nhiễu điện từ nhằm đảm bảo chất lượng đường tín hiệu
  • Tạo ra mức điện áp tham chiếu chuẩn cho hệ thống các thiết bị điện.
  • Giá trị điện trở đo được bằng máy đo thấp là yếu tố chính để xác định hiệu quả hệ thống tiếp đất, dây dẫn với tiết diện phải đủ lớn để chuyển tải dòng điện dự phòng và phải bền tốt trước sự ăn mòn kim loại.

Các lưu ý trong thiết kế hệ tiếp đất

  • Đo điện trở suất của đất là công tác đầu tiên phải thực hiện. Phải có hộp đo điện trở tiếp đất để thường xuyên kiểm tra
  • Độ ẩm của đất sẽ làm giảm điện trở tiếp đất. Hóa chất dẫn suất sẽ làm giảm điện trở đất. Hàn hóa nhiệt  giúp liên kết tốt nhất
  • Các cực điện và ống gas chôn ngầm phải đảm bảo khoảng cách an toàn.
  • Các đường ống và thùng chứa nước chôn ngầm phải được nối tiếp đất

Hệ chống sét:

Đây là bộ phận quan trọng của hệ thống chống sét , đó là nơi làm tiêu tán dòng điện sét. Mỗi dây dẫn đi xuống đều phải được nối với hệ thống tiếp đất và phải được liên kết tốt về điện. Một hệ thống tiếp đất chống sét tốt sẽ chịu được dòng sét đánh, làm tiêu tándòng điện một cách nhanh chóng và an toàn. Một yêu cầu quan trọng hàng đầu là hệ thống tiếp đất chống sét trực tiếp  là phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn 10 Ohm.  Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo tiêu tán dòng sét, quá áp và không gây nguy hiểm do điện áp bước gây ra.
Việc thiết kế , chọn vật liệu, phương thức tiếp đất cần dựa trên cơ sở tính toán và đặc điểm địa hình cụ thể

Tags: Không có tag nào trong blog.

Hotline: 0904 586 522