THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH BẠN (P2)

THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH BẠN (P2)

Đăng bởi: Admin 0 Bình luận

Chào tất cả quý vị độc giả!

Để tiếp nối phần một tôi xin tiếp tục bài viết về thiết bị điện trong gia đình bạn.Với những kiến thức nền tảng ở bài trước đã giúp các bạn lựa chọn và phân biệt được đầu là cầu dao phụ tải, đâu là aptomat bảo vệ, cùng việc lúc nào thì sử dụng aptomat chống dòng rò. Hôm này ta bàn tiếp việc lựa chọn dây dẫn điện, công tắc, ổ cắm và đèn chiếu sáng.


2. Lựa chọn dây dẫn điện.

Thời xưa, vâng vẫn bắt đầu từ thời xưa, khi các bạn nhìn thấy một số xí nghiệp, nhà chung cư họ chạy 2 (hoặc 3, 4 dây) trần bằng đồng hoặc nhôm trên các con sứ nho nhỏ khắp phòng hay nhà. Đơn giản vì thời đấy vật liệu cách điện còn chưa phát triển, còn đắt đỏ người ta sử dụng ngay Không Khí để cách điện. Ấy chính vì thế mà lâu lâu có con chuột, con rắn mà nó nằm vắt qua hai đầu dây thì kiều gì cũng có một tia lửa phóng điện và bóng tối sẽ bao phủ vì cái cầu chì bảo vệ nó đứt mất rồi. Cả nhà bủa đi tìm nến để thắp và kiếm dây chì để nối lại.

Thời nay dây, cáp điện rất nhiều loại, nào là 1 lớp bọc PVC, 2 lớp bọc PVC rồi một lớp PVC và một lớp XLPE rồi lại có cả lớp Mica để chống cháy, lớp bọc thép để chống chuột bọ gặm nhấm v..v..

Vậy thì lựa chọn dây, và cáp thế nào? Với mục đích bài viết phục vụ cho hộ gia đình nên tôi không muốn đưa các phương pháp kỹ thuật, cách tính toán hay sử dụng phần mềm này kia để khiến người đọc thấy được kiến thức của người viết. Tôi chỉ đơn thuần giới hạn để phần lớn các độc giả đều có thể tự kiểm định xem việc lựa chọn dây cho nhà mình mấy ông thợ làm nghề xây dựng, xe ôm, chộn hồ tư vấn có đúng không (không tính đến các kỹ sư điện học 4~5 năm ở trường nghe).

  1. Nếu nhà bạn có sử dụng ống luồn PVC chống cháy để đi dây điện thì các bạn chỉ cần đi dây đơn (1 lớp bọc PVC) là đủ.
  2. Nếu nhà bạn không có điều kiện dùng ống luồn PVC thì nên đi cáp 2 lớp bọc PVC hoặc XLPE/PVC (người ta chỉ dùng XLPE/PVC với phần cáp có tiết diện lớn nhằm mục đích tăng khả năng chịu nhiệt – nâng khả năng chịu quá tải của dây).
  3. Dây cấp nguồn cho đèn thường là dây 1,5mm2 – dòng chịu được tối đa 22A (4,8kVA – tương đương 2 bình nóng lạnh 50L hay 150 bóng đèn 40W) thôi. Nhà nào tiết kiệm chạy dây 1mm2 cùng được ạ.
  4. Dây cấp nguồn cho ổ cắm thường chọn dây 2,5mm2 –29A (6,4kVA dùng được tối đa 6 cái bếp khi ăn lẩu thôi nhé bà con)
  5. Dây cấp nguồn cho toàn căn hộ có thể dùng dây 6mm2 – 45A (9,9kVA).
  6. Nhà nào gần đây chơi sang làm cái bếp điện 6kW thì nên chạy riêng một dây 4mm2 để cho đảm bảo dây không bị chảy nhão nhoét khi đun nấu nhiều.

(Một thông tin mật đây các bạn – Dây dẹt 2 lớp PVC mà bà con ta đang dùng đang là loại phi tiêu chuẩn của Việt Nam – Bắt đầu từ tháng 4-2014 sẽ không còn được dùng nữa – Theo hãng tông tin Vỉa Hè)
                                                               

3. Công tắc - Ổ cắm.
 

Cái công trình mà tôi làm cho Nhật hôi xưa ấy nó phải thay toàn bộ ổ cắm dẹt (tiêu chuẩn nhật) bằng ổ cắm đa năng (loại cả tròn lẫn dẹt sài được) và khiến nhà thầu tốn một mớ tiền.

Cũng tại vì nước mình không  bắt được các nhà sản xuất thiết bị gia dụng nhập vào thị trường Việt Nam phải làm đúng theo chuẩn Việt Nam (nước nhỏ mà) nên hôm rồi tôi mua một cái đèn sưởi về mà nhức hết cả đầu để tìm chân cắm cho nó vì nó kiểu chân chim (3 trạc nhưng còn chéo chéo nữa), tôi phải mất hơn 120.000 để mua cái ổ cắm chuyển của Điện Quang về để cắm. Mấy bữa sau về cửa hàng của Vatlieudien.vn ra mới thấy bảng giá niêm yết cái đó chỉ có 81.000 đồng.Chết cười cho dân buôn vật tư điện lại bị chém đẹp.

Dông dài câu chuyện nhưng phần này chỉ lưu ý các bạn một số điểm sau:

  1. Lựa chọn ổ cắm 3 chấu kiểu đa năng(nếu các bạn đi dây tiếp địa thì càng tốt cho hệ thống dây nhà bạn).
  2. Lựa chọn hàng chính hãng (một số công tắc, ổ cắm Sino, Vanlock hàng nhái quá nhiều, tôi cũng chả phân biệt được) (mua hàng ít làm nhái Lioa mà Vatlieudien.vn đang bán cho nó lành – anh bạn tôi xây nhà tôi cũng tư vấn mua cái này).
  3. Lưu ý thợ khi lắp đặt cần phải đấu đúng chân lửa, chân nguội để khi tắt công tắc đèn thì hiện tượng đèn lờ mờ sáng với đèn tuýp sẽ không còn.

4. Đèn chiếu sáng.

Tôi không phân tích hãng nào tốt hơn hãng nào ở đây.Tôi chỉ nêu các dòng sản phẩm để khi thiết kế các bạn cần lưu ý.

  1. Đèn sợi đốt – Cái này rất tốn điện nhưng vẫn khuyến cào dùng vào đèn bàn học cho con.
  2. Đèn tuýp ngoài loại 40W – T10 có loại 28W – T8 hoặc T5 nhỏ hơn nhưng sáng hơn.
  3. Đèn LED – Siêu tiết kiệm điện nhưng đừng tham của rẻ vì nó chết bất đắc kỳ tử ngay khi hết bảo hành. Hãy mua của chính hãng (Vatlieudien.vn có bán đèn LED của Điện Quang – Mỗi tội kiểu dáng thì không đẹp bằng hàng của Trung Quốc).
                                                            

Thời gian dông dài, tôi xin hẹn các bạn bài sau sẽ nói tiếp về các thiết bị và vật liệu điện khác, sẽ còn nhiều điều ly kỳ và thú vị khác để chia sẻ tới các bạn.

Thân.

Ninh Việt Tú.

 

 

 

Tags: Không có tag nào trong blog.

Hotline: 0904 586 522