XỬ LÝ MÁY BIẾN ÁP VẬN HÀNH KHÔNG BÌNH THƯỜNG.

XỬ LÝ MÁY BIẾN ÁP VẬN HÀNH KHÔNG BÌNH THƯỜNG.

Đăng bởi: Admin 0 Bình luận

I.Định nghĩa:

Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ , dùng để biến đổi  điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số .

II.Phân loại:

Theo công dụng máy biến áp có thể gồm những loại chính sau đây :

a. Máy biến áp điện lực : Dùng đế truyền tải và phân phối công suất trong hệ thống điện lực.

b. Máy biến áp chuyên dùng : Dùng cho các lò luyện kim, cho các thiết bị chỉnh lưu ; máy biến áp hàn điện..vv..

c. Máy biến áp tự ngẫu  : Dùng đế biến đổi điện áp trong phạm vi không lớn, dùng để mở máy động cơ điện xoay chiều.

d. Máy biến áp đo lường : Dùng đế giảm các điện áp và dòng điện lớn khi đưa vào các thiết bị đo lường, bảo vệ.

e. Máy biến áp thí nghiệm : Dùng đế thí nghiệm các điện áp cao

Máy biến áp có rất nhiều loại, song thực chất các hiện tượng xảy ra trong chúng đều giống nhau.

Nguyên lý làm việc: Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.

 III  Vận hành viên phải:

a- Ghi thông số tại máy biến áp:

-         Mực dầu máy biến áp.

-         Nhiệt độ dầu .

-         Nhiệt độ cuộn dây.

b- Kiểm tra :

* Tình trạng bên ngoài của biến áp, rò rỉ dầu ….

* Màu của chất hút ẩm:

-  Màu xanh : Bình thường .

-  Màu hồng : chất hút ẩm đã hết khả năng , phải  yêu cầu thay mới.

* Kiểm sự làm việc của 04 quạt làm mát của biến thế ở chế độ :  AUTO.

Nếu phát hiện tºdầu quá trị số chạy quạt mà quạt chưa chạy thì vận hành viên phải cho quạt chạy chế độ tay và báo  trưởng ca.

* Nghe tiếng kêu trong máy biến áp: Tiếng kêu phải êm và đều.

* Kiểm tủ điện kiểm soát: Phải sạch và bình thường.

*Kiểm tình trạng : Sứ, thanh dẫn, mực dầu, cáp, tiếp địa vỏ  máy  phải bình thường

IV Các trường hợp cần dừng khẩn cấp máy biến áp :

* Tiếng kêu lớn, không đều và rung chuyển bên trong .

* Dầu biến áp tràn ra ngoài .

* Sự phát nóng của biến áp tăng lên bất thường.

* Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.

* Sứ  bị bể , phóng điện bề mặt  sứ.

* Có tai nạn hay cháy ở phạm vi biến áp .

- Khi biến áp bị cắt do rơle tác động, phải nhanh chóng xác định được  rơle nào tác động, nguyên nhân gây tác động .

* Nếu do rơle so lệch, rơle hơi, van an toàn tác động thì không được đưa máy biến áp vào làm việc trở lại . Phải cô lập biến áp ra khỏi hệ thống , tổ chức kiểm tra để xác định nguyên nhân . Chỉ được phép đưa biến áp vào hoạt động trở lại khi đã được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Nhà máy và điều độ lưới điện chấp thuận .

* Nếu do rơle khác tác động , khi xác định không phải sự cố của bản thân máy biến áp thì cho phép đóng điện lại một lần  nhưng phải được sự đồng ý của điều độ lưới điện

* Tất cả các trường hợp rơle tác động cắt máy biến áp , phải nhanh chóng báo cho điều độ viên lưới điện , thời gian và tên rơle tác động để điều độ kết hợp cùng xử lý .và báo cáo lãnh đạo Nhà máy.

V.Một số sự cố thường gặp và cách xử lý:

1-Khi có sự cố xảy ra trên các thiết bị trạm 220KV Trưởng ca Nhà máy chỉ huy xử lý sự cố theo qui trình, qui phạm và báo cáo ngay cho điều độ lưới điện để phối hợp xử lý sự cố trên nguyên tắc an toàn và nhanh chóng khôi phục kết dây lại bình thường.

2- Khi sự cố xảy ra Trưởng ca báo cáo ngay cho điều độ viên lưới điện :

- Máy cắt tác động

- Tên rơle tác động.

- Tình trạng thiết bị.

- Thực hiện các thao tác theo lệnh của điều độ viên lưới điện phù hợp với tình hình thiết bị của trạm.

- Sau khi báo điều độ viên hệ thống điện Trưởng ca phải báo ngay tình hình sự cố cho Lãnh đạo Nhà máy để kết hợp xử lý khi cần thiết

Nguyên nhân mới được phép đóng điện lại biến thế với sự cho phép của Phó Giám đốc kỹ thuật.

-Trong khi vận hành nếu thấy máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy
dầu, thiếu dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt
sứ, bộ điều chỉnh điện áp hoạt động không bình thường phải tìm mọi biện pháp để giải quyết,
đồng thời báo cấp quản lý tìm nguyên nhân ghi vào sổ nhật ký vận hành.
-Khi lắp đặt máy biến áp tại trạm, công nhân lắp ráp thực hiện các thao tác chưa đúng kỹ
thuật kể cả thí nghiệm không phát hiện ra, như: lắp chệch hoặc lỏng các êcu ty sứ, khi tháo lới
êcu tại các vị trí lắp ráp không chặt, làm hở đối với máy kín v.v. khi máy biến áp vận hành đều bị
ảnh hưởng, gây sự cố máy. Chủ đầu tư hoặc người xử dụng phải giám sát kiểm tra chặt chẽ.

Chú ý đối với máy biến áp có chế độ đóng điện vận hành thất thường, như thường xuyên
cắt điện luân phiên, phải kiểm soát và tuân thủ việc hướng dẫn của nhà chế tạo để thí nghiệm
trước khi đóng điện lại. Khi máy biến áp trục trặc xảy ra, phải nghi hoặc đến nguyên nhân này để
đưa ra phương án xử lý (bắt đúng bệnh).
Máy biến áp phải được đưa ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau đây: Có tiếng
kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy; Sự phát nóng của máy tăng lên bất
thường và liêu tục trong điều kiện làm mát bình thường, phụ tải định mức; Dầu tràn ra ngoài
máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn; Mức dầu hạ thấp
dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp (thông qua kính nhìn dầu hoặc phao báo dầu lắp
trên thân máy biến áp); Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột; Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện
bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong quy định của nhà chế tạo, Đầu cốt
bị nóng đỏ; Khi kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn, hoặc khi độ
chớp cháy giảm quá 50C so với lần thí nghiệm trước.
Khi máy biến áp quá tải cao hơn định mức quy định, nhân viên trực ca phải tìm biện pháp
điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy. Khi nhiệt độ dầu trong máy biến áp tăng lên quá mức
giới hạn, nhân viên trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ bằng
cách: Kiểm tra phụ tải của máy biến áp và nhiệt độ môi trường làm mát; Kiểm tra thiết bị làm
mát, tình hình thông gió của buồng đặt máy.
-Nếu nhiệt độ của máy biến áp lên cao chưa rõ nguyên nhân mà có điều kiện cắt máy
để sửa chữa thì nên cắt điện để sửa chữa, khi điều kiện vận hành không cho phép cắt điện
hoặc khi không cần cắt máy vẫn có thể sửa chữa được thì chỉ cần ngừng riêng thiết bị làm
mát, đồng thời nhân viên trực ca phải điều chỉnh giảm bớt phụ tải cho phù hợp với công
suất của máy biến áp trong điều kiện vận hành không có thiết bị làm mát. Nếu mức dầu hạ
thấp mức quy định thì phải bổ sung dầu phải bổ sung dầu theo quy trình.
Nếu vì nhiệt độ tăng cao mà mức dầu trong máy biến áp lên cao quá quy định thì phải
tháo bớt

Tags: Không có tag nào trong blog.

Hotline: 0904 586 522